Lan can đá
1. Lan can đá là gì?
Lan can đá còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hàng rào đá, dậu đá, tường rào đá hay lan can bằng đá. Được chế tác từ khối đá tự nhiên, chạm khắc hoa văn mang tới giá trị thẩm mỹ, nét đặc trưng cho công trình xây dựng. Là phần tường bao quanh các công trình tâm linh như các khu lăng mộ, đình chùa hay nhà thờ họ.
Nói cách khác, đây là một ranh giới vật lý cho phần đất nhất định cũng là hàng rào để bảo vệ các công trình bên trong. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, lan can lăng mộ đá còn mang ý nghĩa lớn về phong thủy, giúp trấn giữ long mạch, bảo vệ vượng khí của đình chùa, nhà ở hay khu lăng mộ,…tránh xa các luồng khí xấu xâm nhập.
So với các mẫu lan can khác, lan can tự nhiên đá hơn hẳn về độ bền, khả năng chống chịu va đập cực tốt. Chất liệu đá tự nhiên mang tới cảm giác thanh tịnh, bình yên và gần gũi với thiên nhiên. Hiện nay, có nhiều hộ gia đình cũng sử dụng lan can cho các công trình nhà ở để tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên tịnh cho ngôi nhà.
2. Thiết kế của Lan can đá tự nhiên
Hầu hết các mẫu lan can mỹ nghệ hiện nay đều có cấu tạo tương đối đơn giản, gồm có 3 phần chính đó là:
2.1. Phần chân đế
Phần chân đế chính là phần móng, chịu lực cho tất cả các vật dụng phong thủy hay kiến trúc tâm linh nào đó. Chính vì thế, phần chân đế luôn có kích thước lớn hơn so với các phần còn lại; đồng thời cũng được xây dựng một cách chắc chắn để tạo thế cân bằng, tăng khả năng chịu lực. Phần chân đế sẽ được thiết kế để phù hợp với các phần còn lại của lan can đá. Ví dụ như lan can tường đá bao quanh cao 81cm thì phần chân đến sẽ có kích thước 25cm.
2.2. Phần thân
Phần thân của lan can bằng đá chính là những tấm bưng đá liền khối hay các con song tiện bằng đá được chạm khắc hoa văn phong thủy đẹp mắt. Tấm bưng đá hoặc con song sẽ được cố định bằng các cột đá ở hai bên; ngoài ra, phần lan can còn có thêm tay vịn bo lan can để gắn kết các phần của lan can bằng đá giúp chúng chắc chắn hơn.
Phần bưng được chạm khắc hoa văn theo mong muốn của gia chủ hoặc theo thiết kế riêng. Các mẫu hoa văn được sử dụng cho các tấm bưng đó là hoa văn sen hóa, tứ bình, sen thủng, tứ linh,…Đối với lan can con tiện thì ở giữa sẽ là những con tiện được chạm khắc tỉ mỉ, có kích thước đều tăm tắp như nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn.
2.3. Phần Cột đá
Phần cột đá có vai trò tăng sự cố định, gắn kết cho tường rào đá. Trên đỉnh của các cột đá thường có thêm các họa tiết trang trí như nụ hoa sen để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cả công trình.
3. Vai trò của hàng rào Lan can đá
Lan can mỹ nghệ giữ một vai trò vô cùng quan trọng đó là:
3.1. Vai trò bảo vệ
Với các công trình tâm linh như lăng mộ đá thì dậu đá giữ vai trò bảo vệ, tạo nên một khuôn viên khép kín cho công trình. Phân giới rõ ràng với các diện tích xung quanh, bảo vệ các chi tiết bên trong khỏi các tác động của yếu tố tự nhiên và tác động từ con người.
Chức năng này còn phát huy tác dụng trong việc tạo ra các khu lăng mộ đá đặc trưng, thể hiện được tình cảm, sự chân thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, dòng họ.
3.2. Vai trò thẩm mỹ
Lan can đá tự nhiên giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của không gian sử dụng. Các mẫu lan can được chế tác công phu, tỉ mỉ từ những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm nhiều năm. Hoa văn trên dậu đá rất phổ biến từ đơn giản cho tới phức tạp, được thể hiện rõ ràng trên bề mặt lan can. Đường nét hoa văn cũng được thực hiện một cách cầu kỳ, chính xác tới từng chi tiết, thể hiện được sự cầu toàn, hoàn thiện của từng sản phẩm tâm linh. Tùy thuộc vào yêu cầu mà hàng rào đá tự nhiên sẽ được chế tác và thi công phù hợp.
Một lan can đẹp không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ về mặt kiến trúc mà còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tường rào đá giúp tổng thể công trình cân xứng, uy nghiêm và đẹp mắt hơn. Cùng với đó là sự chạm khắc tỉ mỉ của các hoa văn càng giúp công trình sử dụng trở nên hoàn thiện và ý nghĩa hơn.
4. Các loại đá tự nhiên xây Lan can đá?
Lan can bằng đá được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu là các khối đá tự nhiên từ:
4.1. Đá xanh Thanh Hóa
Đá xanh Thanh Hóa là loại đá được lựa chọn nhiều khi làm lan can cho các công trình xây dựng đền chùa, nhà thờ,….Ưu điểm của mẫu đá xanh Thanh Hóa đó chính là khả năng chống chịu nhiệt cực tốt, chống rêu mốc và bền đẹp theo thời gian, làm tăng thêm sự cổ kính, trầm mặc cho công trình sử dụng. Một điểm cộng cho đá xanh Thanh Hóa đó chính là độ bền cao, ít phải vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên.
4.2. Đá xanh rêu
Đá xanh rêu gây ấn tượng với người dùng bởi màu sắc tự nhiên, ấn tượng “độc nhất vô nhị” mang tới cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đá xanh rêu có độ cứng cao do được hình thành trong quá trình kiến tạo địa chất; có khả năng chống thấm nước tốt,….nên ít bị phai màu so với các loại đá khác. Hơn nữa, quá trình chế tác đá xanh rêu vô cùng dễ dàng, không xảy ra tình trạng nứt/vỡ khi cắt như các loại đá thông thường.
4.3. Lan can bằng đá trắng Hợp Quỳ
Đá trắng được khai thác ở mỏ đá Hợp Quỳ – Nghệ An, được coi là chất liệu đá cao cấp nhất và mức giá “đất đỏ”. Mẫu tường rào bằng đá trắng thể hiện sự thanh tao, tinh khiết và hay được sử dụng tại các đình chùa, nhà thờ dòng họ, gia tộc; mang tới cảm giác tươi mới cho công trình.
4.4. Lan can bằng đá vàng
Là loại lan can được chế tác đá vàng thường được sử dụng tại các công trình dân dụng như biệt thự, được sử dụng ở cổng, cầu thang hay bậc thềm.
5. Như nào là lan can đá tự nhiên, đẹp chuẩn phong thủy?
Kích thước của lan can sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với tổng thể khuôn viên sử dụng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số kích thước lan can “chuẩn” mà bạn có thể tham khảo:
- Lan can có độ cao từ 167 – 230 cm phù hợp cho các khu vực như nhà thờ, đình làng, chùa miếu.
- Lan can bằng đá có chiều cao từ 75 – 107cm được sử dụng cho các khu lăng mộ
- Dậu đá có chiều cao từ 45 – 81cm sẽ phù hợp với các lăng mộ đá độc lập.
Hiện nay, các đơn vị cung cấp luôn có sẵn các kích thước sau đâu để người dùng có thể tham khảo lựa chọn, cụ thể:
- Chiều dài 1 nhịp x chiều cao x chiều rộng: 160cm x 90m x 10cm
- Chiều dài 1 nhịp x chiều cao x chiều rộng: 1800cm x 90m x 10cm
- Chiều dài 1 nhịp x chiều cao x chiều rộng: 200cm x 90m x 10cm
Mỗi một nhịp lan can đá sẽ được ngăn cách bằng một cột đá lan can, cột đá này sẽ có chiều cao cao hơn lan can từ 15 – 20cm. Và chiều dài của mỗi nhịp sẽ tùy theo hoa văn trên mỗi nhịp ngắn hay dài.
6. Hoa văn nào được sử dụng cho hàng rào đá mỹ nghệ?
Để giúp cho các mẫu lan can đá đẹp mắt hơn thì nhiều đơn vị sản xuất đã điêu khắc lên trên đó nhiều mẫu hoa văn khác nhau. Các mẫu hoa văn được lựa chọn sử dụng dựa trên phong tục tập quán, sở thích của gia chủ hay ý nghĩa phong thủy, tâm linh của từng vùng miền. Lan can tự nhiên đá thường được khắc các họa tiết, hoa văn phổ biến sau:
6.1. Hoa văn Tứ Qúy
Tứ Qúy là họa tiết hoa văn cơ bản, có rất nhiều trên các công trình kiến trúc tâm linh tại Việt Nam. Tứ Qúy là bốn cây cảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai, tượng trưng cho bốn mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông. Lan can Tứ Qúy thường là các tấm bưng với họa tiết chạm khắc cảnh sắc thiên nhiên với bốn loại cây này và được xếp theo thứ tự liền kề nhau.
6.2. Hoa văn Tứ Linh
Trong văn hóa Á Đông, họa tiết Tứ Linh cũng được sử dụng rất nhiều. Nếu Tứ Qúy là đại diện của bốn loại cây thì Tứ Linh là bốn loài vật linh thiêng đó là Long – Ly – Quy – Phụng. Lan can Tứ Linh có cấu trúc tương tự như Tứ Linh. Nếu là bậc thềm thì được kết hợp với hình tượng rồng đá để tăng thêm sự hài hòa, thẩm mỹ cho tổng thể của công trình, kiến trúc.
6.3 Hoa văn chữ Thọ
Mẫu lan can đá mỹ nghệ khắc chữ Thọ được sử dụng phổ biến tại các công trình lăng mộ đá. Dậu đá sẽ được khắc chữ Thọ (chữ Hán) bên trong khung tròn với ý nghĩa tốt đẹp. Họa tiết chữ Thọ phù hợp với mọi công trình kiến trúc tâm linh hoặc dân dụng.
6.4. Hoa văn đầm sen
Sen là quốc hoa của Việt Nam, là tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục mang tới cảm giác nhẹ nhàng và thư thái. Họa tiết hoa sen, đầm sen thường gắn liền với kiến trúc Phật giáo bởi các đức Phật thường thượng tọa trên đài sen. Bởi vậy cũng được lựa chọn khá nhiều để chạm khắc lên tường rào đá – hình ảnh quen thuộc và gần gũi với người dân Việt.
6.5. Lan can bằng đá dạng con tiện
Đây là mẫu lan can truyền thống được sử dụng nhiều nơi. Thay vì được chạm khắc tỉ mỉ ở phần bụng thì lan can con tiện chỉ có các con tiện (còn được gọi là lục bình đá hay tấm song) được tiện đồng đều nhau và tạo nên vẻ đẹp giản dị, sang trọng và đẳng cấp cho công trình.
7. Vị trí thi công lan can phù hợp:
Không phải vị trí nào cũng được sử dụng để xây dựng. Vị trí xây dựng của lan can bằng đá phải cần phải lựa chọn kỹ càng sao cho bao bọc, bảo vệ cho cả công trình xây dựng. Vị trí đặt dậu đá cũng thể hiện được sự uy nghi, đồ sộ của cả công trình, mang đậm dấu ấn cho toàn bộ công trình.
Các vị trí xây dựng thường được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ tổng thể giúp đơn vị thi công nắm chắc; từ đó có những tính toán phù hợp. Vị trí đặt lan can bằng đá có thể là dọc 2 bên bậc tam cấp, xung quanh hồ nước hay được sử dụng thay thế cho tường bao quanh tại các khu lăng mộ thờ tổ tiên, dòng họ,…