Xây Lăng mộ đá Vật phẩm cúng dường Phật: Hoa quả là "Nhân – Quả", nhang đèn truyền tín hiệu tâm linh
Chúng ta thường khuyên cúng dường chư Phật nhưng không mấy ai tìm hiểu những ý nghĩa các vật phẩm cúng dường tưởng như rất quan thuộc.
1. Ý nghĩa các vật phẩm cúng dường Phật
Cúng dường hoa – Tu "Nhân"
Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả vì có hoa rồi mới có quả. Thế gian hay Phật pháp đều không rời luật nhân quả.
Dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.
Hãy học những hạnh lành của các ngài để noi theo tu tập. Tu phải hành, cũng giống như nói là phải làm, chứ nói mà không làm thì lời nói vô dụng, không đem đến kết quả hay lợi ích chi cả, ví như hoa có sắc nhưng chẳng có hương thơm.
Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện.
Cúng dường quả – Kết "Quả" từ tu hoa
Quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật pháp Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc. Giữ được hạnh trì giới, thì thân – khẩu – ý được thanh tịnh, an lạc, ngăn ngừa được các hạnh nghiệp xấu ác, được mọi người xung quanh hoan hỷ tin tưởng, kính trọng.
Phật dạy: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Hiện nay, ngoài xã hội có rất nhiều loại bệnh kỳ lạ, những cuộc xảy bất hòa, chiến tranh đều do bởi cửa miệng mà ra.
Thắp hương – Truyền tín hiệu linh thiêng
Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Đốt nhang là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ.
Ý nghĩa người Việt Nam thường thắp ba nén hương như sau: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.
Cúng đèn (nến, dầu) – Dùng thân làm tấm gương sáng
Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu.
Đèn giúp tịnh nghiệp vô minh, đặc biệt là xua tan bóng tối cõi trung ấm, đặc biệt cho người đang trong giai đoạn cận tử, 49 ngày sau khi chết.
Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta.
6. Cúng nước – Tâm thanh tịnh
Nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm chân thật, thanh tịnh, bình đẳng, vì vậy mới nói nước là vật phẩm cúng dường Phật quan trọng. Vì lý do này mà cúng nước là phương pháp cúng dường cực kỳ thù thắng. Không ai mang nước ra cúng mà băn khoăn ít nhiều, mắc rẻ. Nước là món dễ kiếm, bất cứ một ai, dù giàu hay nghèo, đều đủ khả năng cúng mỗi ngày. Đây là phương pháp tạo công đức dễ dàng nhất, lại không bị tâm lý tham sân si làm tổn hại công đức.
Chỉ cần nước sạch sẽ tinh khiết. Có thể đun sôi để nguội hoặc nước mưa, nước giếng, nước lọc đều được, không cúng nước nóng.